Bản mô tả chương trình đào tạo (thực hiện từ K69 chuyên ngành GDMN)


24-05-2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

(MÃ SỐ: D7140201)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2020

 

1.THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH[1]:

1.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Đơn vị cấp bằng

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đơn vị đào tạo (nếu khác đơn vị cấp bằng)

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp

Cử Nhân Giáo dục Mầm non

Tên chương trình đào tạo

Giáo dục Mầm non

Tên ngành đào tạo

Giáo dục Mầm non

Mã số ngành đào tạo

140201

Loại hình đào tạo

Chính quy

Ngôn ngữ đào tạo

Tiếng Việt

1.2. Mục tiêu đào tạo

          * Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân chuyên ngành giáo dục mầm non có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non và xã hội; có tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động trong giải quyết vấn đề thực tiễn nghề nghiệp, thích ứng với sự thay đổi và phát triển của giáo dục mầm non; có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn.

*  Mục tiêu cụ thể

s Phẩm chất của nhà giáo: Có những phẩm chất đạo đức người giáo viên mầm non trong bối cảnh hội nhập quốc tế và những thay đổi của xã hội hiện đại: yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu thương, công bằng với trẻ em, yêu thiên nhiên và nghệ thuật; tác phong thân thiện, mẫu mực của người giáo viên; nhạy bén với cái mới, chủ động thích ứng với sự thay đổi; có tinh thần kỷ luật và trách nhiệm với nghề nghiệp; giàu lòng nhân ái với cộng đồng xã hội.

s Năng lực khoa học giáo dục mầm non: Hiểu đầy đủ, hệ thống và cập nhật các kiến thức khoa học về sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non, giáo dục học mầm non, các kiến thức về khoa học cơ bản và nghệ thuật và vận dụng được các kiến thức này vào quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ em thuộc các đối tượng khác nhau ở các cơ sở giáo dục mầm non

s Năng lực phát triển chương trình giáo dục mầm non: Nghiên cứu và phát triển được chương trình giáo dục, lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện nhà trường.

s Năng lực chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non: Nhận diện được đặc điểm và nhu cầu cá nhân của trẻ mầm non; xây dựng môi trường giáo dục, tăng cường các trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ; tổ chức được các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ và các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.

s Năng lực nghiên cứu khoa học: Có khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học; Phát hiện và giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn,  vận dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong hoạt động nghề nghiệp.

s Năng lực tự chủ và thích ứng với sự thay đổi: Có các kỹ năng 4Cs của con người mới thế kỷ 21 đó là hợp tác, giao tiếp, tư duy phản biện và sáng tạo trong các hoạt động nghề nghiệp; Sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ em và nghiên cứu chuyên ngành; Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.

s Năng lực phát triển cộng đồng và năng lực phát triển bản thân: Có kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội của cộng đồng để thúc đẩy sự phát triển cho trẻ mầm non; có khả năng và mong muốn học hỏi, đóng góp tích cực cho sự phát triển của bản thân và cộng đồng.

1.3. Chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Chỉ báo

Phẩm chất

 

 

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất

Tiêu chí 1:
Yêu thiên nhiên, quê hương,
đất nước

– Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

– Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.

– Yêu quê hương, yêu đất nước; sẵn sàng
thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Tiêu chí 2:
Yêu thương học sinh và có niềm tin vào học sinh

 

– Tôn trọng, thừa nhận và tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh.

– Yêu thương học sinh; chia sẻ kinh nghiệm,
hỗ trợ học sinh trong học tập, rèn luyện và
trong cuộc sống.

– Cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh; tư vấn, hỗ trợ học sinh quyết định hướng đi của cuộc đời mình.

Tiêu chí 3:
Yêu nghề và
tự hào về nghề dạy học

 

– Nhận thức được ba giá trị cốt lõi làm nền tảng cho hệ giá trị nghề dạy học trong thời đại hiện nay là: giá trị liên quan đến người học; ý nghĩa tác động sư phạm của giáo dục; trách nhiệm giáo dục mà xã hội giao phó.

– Yêu nghề, tận tâm với nghề.

– Tạo dựng được niềm tin và tự hào về nghề dạy học.

Tiêu chí 4:
Trung thực và đáng tin cậy

 

 

– Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải.

– Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; đấu tranh với các hành vi gian lận, vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

– Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bạn bè trong
học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các
hoạt động vì cộng đồng.

Tiêu chí 5:
Trách nhiệm và tận tâm

 

– Có trách nhiệm với bản thân, gia đình,
nhà trường và xã hội.

– Có ý thức tự đánh giá để xây dựng kế hoạch
cá nhân.

– Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập;
có ý chí vượt khó trong học tập.

– Tôn trọng, thừa nhận sự khác biệt giữa mọi người về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tiêu chí 6:
Ý thức tự học,
tự nghiên cứu
suốt đời

 

– Ý thức được vai trò và ý nghĩa của tự học,
tự nghiên cứu suốt đời đối với người giáo viên. Qua đó, có ý thức trở thành người biết suy nghĩ, phải suy nghĩ được quyền suy nghĩ.

– Coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn những
tri thức cần thiết để tự học, tự nghiên cứu suốt đời để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính người học.

– Nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tự học,
tự nghiên cứu phù hợp để đạt được mục đích.

Năng lực

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chung

Tiêu chí 7:
Năng lực tự chủ và thích ứng với những thay đổi

– Tạo dựng được lối sống tự lực; khẳng định và bảo vệ được quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

Tự điều chỉnh được xúc cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

– Điều chỉnh được hiểu biết, thái độ, kĩ năng,
kinh nghiệm của cá nhân để thích ứng với các
yếu tố mới, hoạt động mới, môi trường sống mới.

– Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện
thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với
yêu cầu mới, hoàn cảnh mới cũng như thích ứng được với các mối quan hệ xã hội.

– Hình thành và sử dụng được hệ thống kĩ năng (kĩ năng cơ bản và kĩ năng mềm) trong ứng xử với sự đa dạng và thay đổi.

Tiêu chí 8: Năng lực giao tiếp và hợp tác

 

– Sử dụng được tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.

– Xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

– Thực hiện được các yêu cầu của giao tiếp
sư phạm với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, cán bộ quản lí các cấp và cộng đồng.

– Thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ
hợp tác trong học tập, hoạt động nghề nghiệp
và trong cuộc sống.

– Đánh giá được hiệu quả hợp tác trong học tập và hoạt động nghề nghiệp.

– Thực hiện được hoạt động nhóm hiệu quả.

– Thể hiện được sự tôn trọng những khác biệt,
đa dạng của cá nhân và nhóm trong giao tiếp.

– Có những hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

Tiêu chí 9: Năng lực
lãnh đạo

 

– Ý thức được sự lãnh đạo là phục vụ xã hội một cách chính đáng và chuyên nghiệp.

– Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

– Xác định được nhu cầu và khả năng của người khác để thu hút, thuyết phục, dẫn dắt và tổ chức trong công việc.

Tiêu chí 10: Năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

– Đưa ra được ý tưởng mới.

– Xác định được tình huống có vấn đề; phát hiện và làm rõ vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích
và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.

– Hình thành và triển khai được ý tưởng mới.

– Đề xuất, lựa chọn được giải pháp; thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

– Thiết kế và tổ chức được hoạt động; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.

– Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

Tiêu chí 11: Năng lực
nhận thức về
văn hoá – xã hội

– Có hiểu biết cơ bản về nền văn hoá dân tộc và những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.

Phát triển được văn hoá cá nhân để tạo dựng
đời sống
tinh thần phong phú và lối sống có
văn hoá phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với môi trường nhà trường.

– Thiết kế và tổ chức được các hoạt động
xây dựng môi trường văn hoá nhà trường để
hỗ trợ, thúc đẩy học tập.

 

Tiêu chí 12: Năng lực
phản biện

– Có tư duy độc lập.

Phân tích và đánh giá được thông tin đã có
theo cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định được tính chính xác của thông tin.

Lập luận phản bác có cơ sở khoa học đối với
kết quả của một quá trình tư duy để xác định lại tính chính xác của kết luận.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực
sư phạm

Tiêu chí 13: Năng lực
dạy học

 

– Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa.

– Lựa chọn được những phương pháp,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy học
bộ môn phù hợp, hiệu quả.

– Xây dựng và thực hiện được các chủ đề (hay
bài soạn) dạy học tích hợp, dạy học phân hoá.

– Xây dựng được kế hoạch dạy học, kế hoạch
bài học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục.

– Tổ chức được các hoạt động học tập của học sinh; vận dụng được các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học của học sinh.

– Tổ chức và quản lí được lớp học, tạo dựng được môi trường học tập hiệu quả trong giờ học.

– Hỗ trợ được những học sinh có nhu cầu đặc biệt trong học tập.

– Đánh giá được sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh; góp phần hoàn thiện những công dân có trình độ văn hoá và khả năng sáng tạo cao.

– Xây dựng, quản lí và khai thác được hồ sơ dạy học.

 

Tiêu chí 14: Năng lực
giáo dục

 

– Thực hiện được nhiệm vụ giáo dục đạo đức,
trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp được các nội dung giáo dục trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

– Xây dựng và tổ chức được những hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

– Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

– Xử lí được các tình huống giáo dục, đặc biệt
là những hành vi không mong đợi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục.

– Có khả năng phối hợp với các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường.

– Có khả năng tư vấn, tham vấn cho học sinh.

– Thực hiện được nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội,... theo kế hoạch đã xây dựng.

– Đánh giá được kết quả rèn luyện của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

– Thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp.

Tiêu chí 15: Năng lực định hướng sự phát triển học sinh

 

– Nhận diện được đặc điểm cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh sống (về văn hoá, xã hội) của học sinh; dự báo được xu hướng phát triển của học sinh.

– Hỗ trợ được học sinh xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân; theo dõi và có giải pháp giúp học sinh thực hiện những kế hoạch đó.

– Hỗ trợ được học sinh tự đánh giá và điều chỉnh.

Tiêu chí 16: Năng lực hoạt động xã hội

– Tham gia, tổ chức và thực hiện được các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh.

– Thực hiện được những hoạt động phát triển
văn hoá – xã hội nói chung và ở địa phương
nơi nhà trường cư trú nói riêng.

– Vận động được người khác tham gia các
hoạt động của cộng đồng; của các tổ chức
chính trị xã hội trong nhà trường và ở địa phương
(Công đoàn, Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ,
các hiệp hội khoa học, nghề nghiệp,...).

Tiêu chí 17: Năng lực
phát triển
nghề nghiệp

 

– Lập và triển khai được mục tiêu, kế hoạch
chi tiết, cụ thể của cá nhân trong hoạt động
học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

– Lựa chọn và sử dụng được các phương pháp,
kĩ thuật phù hợp trong hoạt động học tập,
bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

– Tìm kiếm, tổng hợp và khai thác được các nguồn tài nguyên đa dạng (sách, báo, các
phương tiện thông tin) phục vụ cho hoạt động
học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

– Tự đánh giá và điều chỉnh được bản thân
trong hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

 

Tiêu chuẩn 4: Năng lực nghề nghiệp

Tiêu chí 18: Năng lực khoa học giáo dục mầm non

– Vận dụng các lí thuyết cơ bản và hiện đại về sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non vào quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.

– Vận dụng các lí thuyết cơ bản và hiện đại về giáo dục học mầm non vào quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.

– Vận dụng các kiến thức về khoa học cơ bản (toán cơ sở, văn học trẻ em, tiếng việt, sinh lí
trẻ em, con người và môi trường, dinh dưỡng và bệnh trẻ em,...) vào quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non.

– Vận dụng sáng tạo các kiến thức về nghệ thuật (mỹ thuật cơ bản, âm nhạc cơ bản, múa,...) vào giáo dục trẻ mầm non.

Tiêu chí 19: Năng lực sử dụng học vấn giáo dục tổng quát và học vấn khoa học giáo dục mầm non để giải thích chương trình giáo dục mầm non

– Xác định được quan điểm tiếp cận chương trình giáo dục mầm non.

– Hiểu được cấu trúc và nội dung của
chương trình giáo dục mầm non.

– Sử dụng chương trình khung giáo dục mầm non vào xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với điều kiện nhà trường.

Tiêu chí 20:

Năng lực hiểu và vận dụng các kiến thức khoa học tổng quát và khoa học ngành vào thực tiễn

 

– Nhận diện đặc điểm và nhu cầu cá nhân của
trẻ mầm non.

– Lập kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ dựa trên chương trình khung giáo dục mầm non.

– Tổ chức môi trường chăm sóc – giáo dục
trẻ mầm non.

– Tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục
trẻ mầm non.

– Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.

Tiêu chí 21: Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

– Xác định được vấn đề nghiên cứu khoa học
giáo dục mầm non.

– Thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non.

– Công bố kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non.

 

Tiêu chí 22: Năng lực sử dụng tiếng nước ngoài trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ

– Sử dụng tiếng nước ngoài hiệu quả trong
hoạt động chuyên môn.

Tiêu chí 23: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ

– Sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động chuyên môn.

1.4. Vị trí công tác (việc làm) có thể đảm nhận sau khi ra trường

- Giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non

- Nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu, các cơ sở ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non;

- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non;

- Cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non, chuyên viên giáo dục mầm non ở các phòng, sở giáo dục và đào tạo;

1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tiếp tục phát triển để giảng dạy bậc đại học và cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thế kỉ 21.

- Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non hoặc các lĩnh vực có liên quan

- Có khả năng tự học, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ phục vụ cho công việc.

1.6. Tiêu chí tuyển sinh/yêu cầu của CTĐT

1.6.1. Tiêu chí tuyển sinh

          Hình thức tuyển sinh và điều kiện nhập học tuân theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chi tiết về thông tin tuyển sinh và điều kiện nhập học được đăng trên website: http://tuyensinh.hnue.edu.vn/. 

1.6.2. Yêu cầu của CTĐT

s Chương trình được đào tạo theo học chế tín chỉ với các quy định về tổ chức đào tạo và điều kiện tốt nghiệp tuân theo Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các quy định bổ sung của Trường Đại học sư phạm Hà Nội, bao gồm: 

Mỗi năm học có hai học kì chính, mỗi học kì chính có từ 13 đến 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kì chính, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng năm học,
Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kì học phụ. Học kì phụ có ít nhất
5 tuần thực học và 1 tuần thi.

– Đối với những sinh viên bậc đại học hệ chính quy, để được công nhận
tốt nghiệp sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra Tin học theo Quy định chuẩn đầu ra Tin học đối với sinh viên hệ đại học chính quy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
(ban hành kèm theo Quyết định số 2880/QĐ-ĐHSP ngày 04/8/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm). Thông tin chi tiết được đăng tại http://daotao.hnue.edu.vn.

– Đối với những sinh viên theo học ngoại ngữ Tiếng Anh, để được công nhận
tốt nghiệp sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra tương đương cấp độ B1 – Khung tham chiếu về trình độ ngoại ngữ chung châu Âu (Common European Framework of Reference for Languages – CEFR). Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra ngoại ngữ và bảng tham chiếu quy đổi điểm các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế so với chuẩn B1 châu Âu được đăng tại http://daotao.hnue.edu.vn. 

– Khối lượng tín chỉ tích luỹ tối thiểu: 136 tín chỉ trong đó có 120 tín chỉ của các học phần bắt buộc. 

1.7. Chương trình đối sánh, tham khảo

Tham khảo chương trình đào tạo của các trường: Đại học Artevelde (Bỉ), Đại học Kennesaw (Mĩ).

1.8. Thời điểm thiết kế/điều chỉnh bản mô tả CTĐT

Tháng 5 năm 2020

2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Cấu trúc của chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ:                            136 tín chỉ, trong đó:

I. Khối học vấn chung (không tính các môn học GDTC và GDQP)

 

 35 tín chỉ

II. Khối học vấn đào tào và rèn luyện năng lực sư phạm

          * Khối học vấn chung: 13 tín chỉ

          * Khối học vấn chuyên ngành: 10 tín chỉ

          * Thực hành sư phạm: 12 tín chỉ

 35 tín chỉ

 

III. Khối học vấn chuyên ngành

          * Bắt buộc:    45  tín chỉ

          * Tự chọn:    15  tín chỉ

          * Khóa luận TN hoặc tương đương: 6 tín chỉ                                                                            

 66 tín chỉ

2.2. Khung chương trình đào tạo

KHỐI HỌC VẤN

Tên các học phần

Mã học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

KHỐI HỌC VẤN CHUNG

KHỐI

HỌC

VẤN CHUNG CỦA TRƯỜNG

Triết học Mác – Lênin

PHIS 105

3

35

TÍN

CHỈ

 

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

POLI 104

2

Chủ nghĩa xã hội khoa học

POLI 106

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

POLI 202

2

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

POLI 204

2

Ngoại ngữ 1

 

3

Ngoại ngữ 2

 

3

Tâm lí học giáo dục

PSYC 101

4

Thống kê xã hội học

MATH 137

2

Tiếng Việt thực hành/
Nghệ thuật đại cương/

Tin học đại cương

COMM 106/ COMM 107/ COMP103

2

KHỐI HỌC VẤN CHUNG CỦA NHÓM NGÀNH

Nhập môn Khoa học Xã hội Nhân văn

COMM 103

2

Nhân học đại cương

COMM 108

2

Xã hội học đại cương

COMM 109

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam

COMM 105

2

Lịch sử văn minh thế giới

COMM 110

2

KHỐI KIẾN THỨC GD THỂ CHẤT VÀ QUỐC PHÒNG

Giáo dục thể chất 1

PHYE 150

1

Không tính vào tổng số tín chỉ của chương trình

Giáo dục thể chất 2

PHYE 151

1

Giáo dục thể chất 3

PHYE 250

1

Giáo dục thể chất 4

PHYE 251

1

HP1: Đường lối QP và AN của ĐCSVN

DEFE 105

4

HP2: Công tác QP và AN

DEFE 106

2

HP3: Quân sự chung

DEFE 205

2

HP4: Kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

DEFE 206

4

KHỐI HỌC VẤN ĐÀO TẠO VÀ RÈN LUYỆN NVSP

KHỐI

HỌC

VẤN CHUNG

Giáo dục học

PSYC 102

3

13 TÍN CHỈ

Đánh giá trong giáo dục

COMM 003

2

Giao tiếp sư phạm

PSYC 104

2

Phát triển chương trình nhà trường

COMM 004

2

Thực hành kĩ năng giáo dục

COMM 301

2

Lí luận dạy học

COMM 201

2

KHỐI HỌC VẤN CHUYÊN NGÀNH

PP1: Giáo dục học mầm non

PRES 227

4

10 TÍN CHỈ

PP2: Vệ sinh trẻ em

PRES 230

3

PP3: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

PRES 314

3

THỰC HÀNH SƯ PHẠM

Rèn luyện NVSP thường xuyên

COMM 001

3

12 TÍN CHỈ

Thực hành dạy học tại trường sư phạm

PRES 364

3

 

Thực tập sư phạm 1

COMM013

3

Thực tập sư phạm 2

COMM014

3

KHỐI HỌC VẤN CHUYÊN NGÀNH

KHỐI HỌC VẤN BẮT BUỘC

Sinh lí học trẻ em

(Chung MN – TH – ĐB)

PRES 199

2

45 TÍN

CHỈ

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ em

(Chung MN – TH – ĐB)

PRES 107

2

Giáo dục hoà nhập

(Chung MN – TH – QLGD)

PRES 340

2

Tâm lí học trẻ em

PRES 123

3

Dinh dưỡng và bệnh trẻ em

PRES 299

3

Múa và phương pháp dạy múa
cho trẻ mầm non

PRES 298

2

Tiếng Việt và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

PRES 250

5

Văn học và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

PRES 251

5

Toán và tổ chức hoạt động
hình thành biểu tượng toán học
sơ đẳng cho trẻ mầm non

PRES 252

4

Môi trường và tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non

PRES 253

5

Mĩ thuật và tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ mầm non

PRES 254

5

Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi
mầm non

PRES 223

2

Âm nhạc và tổ chức hoạt động
giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

PRES 297

5

KHỐI HỌC VẤN TỰ CHỌN

(Chọn 5 chuyên đề)

Giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ mầm non

PRES 350

3

15 TÍN CHỈ

Giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non

PRES 351

3

Giáo dục tâm vận động cho
trẻ mầm non

PRES 352

3

Vệ sinh an toàn thực phẩm

PRES 353

3

Tổ chức môi trường giáo dục cho
trẻ mầm non

PRES 354

3

Quan sát trẻ em trong hoạt động giáo dục

PRES 355

3

Quản lí lớp học ở trường mầm non

PRES 356

3

Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non

PRES 357

3

Tổ chức hoạt động Giáo dục STEM trong trường mầm non

PRES 358

3

Tin học và ứng dụng tin học
trong giáo dục mầm non

PRES 359

3

Giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non

PRES 360

3

Thiết kế và chuẩn bị đồ chơi,
đồ dùng dạy học

PRES 361

3

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
trong giáo dục mầm non

PRES 362

3

Những vấn đề hiện đại trong
giáo dục mầm non

PRES 363

3

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẶC 02 CHUYÊN ĐỀ THAY THẾ KHOÁ LUẬN

(Chọn 02 trong số những môn tự chọn chưa học)

 

 

6 TÍN CHỈ

 3. TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO

a) Năm thứ nhất

TT

Mã môn

Tên môn

Số TC

Giảng viên

Kì 1

 

 

 

1

PHIS 105

Triết học

3

 

2

 

Ngoại ngữ 1

(Anh, Pháp, Nga, Trung)

3

 

3

PSYC 101

Tâm lí học giáo dục

4

 

4

 

Tiếng Việt thực hành/

Nghệ thuật đại cương

2

 

5

COMM 105

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

 

Tổng số:

14

 

Kì 2

 

 

 

1

POLI 104

Kinh tế chính trị

2

 

2

POLI 106

CNXHKH

2

 

3

 

Ngoại ngữ 2

(Anh, Pháp, Nga, Trung)

3

 

4

MATH 137

Thống kê xã hội học

2

 

5

COMM 103

Nhập môn khoa học XHNV

2

 

6

COMM 108

Nhân học đại cương

2

 

7

PRES 199

Sinh lí học trẻ em

2

 

8

PRES 123

Tâm lí học trẻ em

3

 

Tổng số:

18

 

Kì 3

Không học

 

 

 

b) Năm thứ hai

TT

Mã môn

Tên môn

Số TC

Giảng viên

Kì 4

 

 

 

1

PSYC 102

Giáo dục học

3

 

2

COMM 109

Xã hội học ĐC

2

 

3

COMM 110

Lịch sử văn minh thế giới

2

 

4

POLI 204

Lịch sử Đảng cộng sản VN

2

 

5

PRES 227

PP1: Giáo dục học mầm non

4

 

6

PRES 299

Dinh dưỡng và bệnh trẻ em

3

 

7

PRES 107

Phương pháp nghiên cứu
khoa học GD trẻ em

(Chung MN – TH – ĐB)

2

 

8

PRES 340

Giáo dục hoà nhập

(Chung MN – TH – QLGD)

2

 

9

PRES 223

Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non

2

 

Tổng số:

22

 

Kì 5

 

 

 

1

POLI 202

Tư tưởng HCM

2

 

2

PRES 230

PP2: Vệ sinh trẻ em

3

 

3

PRES 314

PP3: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

3

 

4

COMM 001

Rèn luyện NVSP thường xuyên

3

 

5

COMM 201

Lí luận dạy học

2

 

6

PRES 297

Âm nhạc và tổ chức hoạt động
giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

5

 

Tổng số:

18

 

Kì 6

 

 

 

1

PSYC 104

Giao tiếp sư phạm

2

 

2

PRES 351

Giáo dục tích hợp trong GDMN (môn TC)

3

 

3

PRES 361

Thiết kế và chuẩn bị đồ chơi –
đồ dùng dạy học (môn TC)

3

 

4

PRES 357

Tổ chức hoạt động giáo dục
theo hướng trải nghiệm cho
trẻ mầm non (môn TC)

3

 

5

PRES 352

Giáo dục tâm vận động cho
trẻ mầm non (môn TC)

3

 

6

PRES 298

Múa và phương pháp dạy múa cho trẻ mầm non

2

 

Tổng số

16

 

 

c) Năm thứ ba

TT

Mã môn

Tên môn

Số TC

Giảng viên

Kì 7

 

 

 

1

COMM 003

Đánh giá trong GD

2

 

2

COMM 301

Thực hành kĩ năng giáo dục

2

 

3

PRES 250

Tiếng Việt và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

5

 

4

PRES 253

Môi trường và tổ chức
hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non

5

 

Tổng số

14

 

Kì 8

 

 

 

1

PRES 364

Thực hành dạy học tại trường SP

3

 

2

PRES 251

Văn học và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

5

 

3

PRES 254

Mĩ thuật và tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ mầm non

5

 

4

PRES 252

Toán và tổ chức hoạt động
hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non

4

 

Tổng số

17

 

Kì 9

Không học

 

 

d) Năm thứ tư

TT

Mã môn

Tên môn

Số TC

Giảng viên

Kì 10

 

 

 

1

COMM004

Phát triển chương trình nhà trường

2

 

2

PRES 359

Tin học và ứng dụng tin học trong GDMN (môn TC)

3

 

3

PRES 350

Giáo dục bảo vệ MT cho trẻ mầm non (môn TC thay thế khoá luận)

3

 

4

PRES 355

Quan sát trẻ em trong hoạt động giáo dục (môn TC thay thế
khoá luận)

3

 

Tổng số

11

 

Kì 11

 

 

 

1

 

Thực tập sư phạm 1, 2

6

 

2

 

Khoá luận tốt nghiệp (dành cho SV được làm khoá luận)

6

 

 

 

 

 

4. CÂY ĐÀO TẠO

 

5. MA TRẬN THỂ HIỆN SỰ ĐÓNG GÓP CỦA MỖI HỌC PHẦN VÀO VIỆC ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA

Tên các học phần

CHUẨN ĐẦU RA

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Triết học Mác – Lênin

M

 

 

M

M

M

 

 

 

M

M

M

 

 

 

 

M

 

 

 

 

 

 

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ nghĩa xã hội khoa học

 

M

M

M

 

 

 

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

M

M

M

 

 

 

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

 

M

 

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

Ngoại ngữ 1

M

M

M

M

M

M

 

H

 

H

 

H

H

H

 

 

M

M

M

 

 

 

 

Ngoại ngữ 2

M

M

M

M

M

M

 

H

 

H

 

H

H

H

 

 

M

M

M

 

 

 

 

Tâm Lí học giáo dục

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

M

M

M

M

 

 

Thống kê xã hội học

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

H

H

 

 

 

 

M

M

M

M

M

 

Tiếng Việt thực hành

M

M

M

M

M

M

H

H

 

 

H

H

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghệ thuật đại cương

M

M

M

M

M

M

 

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

Tin học đại cương

M

M

M

M

M

M

H

H

 

H

H

H

 

 

 

 

 

M

M

M

M

M

M

Nhập môn Khoa học Xã hội Nhân văn

M

M

M

M

M

M

 

M

 

 

H

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân học đại cương

 

 

 

 

 

M

H

 

 

 

 

M

M

M

M

M

 

M

M

M

M

 

 

Xã hội học đại cương

M

M

M

M

M

M

 

M

 

 

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở văn hoá Việt Nam

M

M

M

M

M

H

 

H

 

 

H

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lịch sử văn minh thế giới

M

M

M

M

M

M

 

M

 

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo dục học

M

M

M

M

M

M

M

M

M

H

M

H

H

H

H

 

 

H

H

H

H

 

 

Đánh giá trong giáo dục

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

M

M

M

M

 

 

Giao tiếp sư phạm

M

M

M

M

M

M

M

H

M

H

M

M

M

 

 

 

 

M

M

M

M

 

 

Phát triển chương trình nhà trường

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

 

M

M

 

 

 

 

M

M

M

M

 

 

Thực hành kĩ năng giáo dục

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

Lí luận dạy học

M

H

H

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

M

M

 

 

H

H

H

 

 

 

Giáo dục học mầm non

M

M

M

M

M

M

 

M

 

M

 

M

M

M

 

 

 

M

M

H

M

 

 

Vệ sinh trẻ em

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

M

M

 

H

 

 

M

M

M

H

 

 

 

Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

M

H

 

 

 

Rèn luyện NVSP thường xuyên

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

M

H

H

M

M

M

Thực hành dạy học tại trường sư phạm

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

M

M

M

M

 

 

 

M

H

M

M

M

M

Thực tập sư phạm 1

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

H

H

H

M

M

Thực tập sư phạm 2

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

H

H

H

M

M

Sinh Lí học trẻ em

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

 

 

 

 

H

 

 

H

M

M

M

 

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục trẻ em  

 

 

M

M

M

 

 

 

 

M

 

M

 

 

 

 

 

 

 

M

H

 

 

Giáo dục hoà nhập  

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

M

M

 

 

 

Tâm lí học trẻ em

M

M

M

M

M

M

 

M

 

 

 

M

 

M

M

 

 

M

M

M

M

 

 

Dinh dưỡng và bệnh trẻ em

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

 

 

 

 

M

 

 

M

M

M

M

 

 

Múa và phương pháp dạy múa cho
trẻ mầm non

M

M

M

M

M

 

 

 

 

M

M

 

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng Việt và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

M

 

 

M

M

M

M

M

M

M

M

M

 

H

M

M

 

Văn học và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

M

 

M

 

 

 

 

M

M

M

M

 

 

Toán và tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho
trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

M

M

M

 

M

H

M

H

M

M

M

Môi trường và tổ chức hoạt động
khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

H

H

H

H

M

M

Mĩ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

M

M

 

M

M

M

M

M

M

M

M

M

H

 

 

 

 

Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

M

M

M

M

M

M

 

H

M

 

 

Âm nhạc và tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

M

M

 

M

M

M

M

M

M

M

M

H

 

 

 

 

 

Giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

H

H

H

H

M

M

Giáo dục tích hợp trong giáo dục
mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

M

M

 

 

 

M

H

M

 

 

 

 

Giáo dục tâm vận động cho
trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

M

M

M

M

M

M

 

H

M

 

 

Vệ sinh an toàn thực phẩm

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

M

 

 

M

 

M

M

 

 

Tổ chức môi trường giáo dục cho
trẻ mầm non

 

M

M

M

M

M

M

M

M

 

 

M

 

M

M

M

M

H

 

H

 

 

 

Quan sát trẻ em trong hoạt động
giáo dục

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

M

M

 

M

M

M

H

M

 

M

Quản lí lớp học ở trường mầm non

 

M

M

M

M

M

 

 

M

 

 

 

 

M

 

 

M

 

 

 

 

 

 

Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non

 

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

H

M

M

M

Tổ chức hoạt động Giáo dục STEM trong trường mầm non

M

M

 

 

M

M

 

M

 

 

M

 

M

M

 

 

 

H

 

H

 

M

H

Tin học và ứng dụng tin học trong
giáo dục mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

M

M

M

 

M

H

Giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

 

M

 

 

 

 

M

M

M

 

 

 

 

Thiết kế và chuẩn bị đồ chơi, đồ dùng dạy học

M

M

M

 

M

 

 

M

 

M

M

 

M

M

 

H

 

 

 

 

 

 

 

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong giáo dục mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H

M

H

 

 

 

Những vấn đề hiện đại trong giáo dục mầm non

M

M

M

M

M

M

 

 

 

M

 

M

 

 

 

 

M

H

M

 

 

 

 

M: mức độ trung bình; H: mức độ cao.

 

 

6. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN CẦN ĐẠT ĐƯỢC

6.1. Tâm lí học giáo dục (Educational Psychology)

Số tín chỉ: 04.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp tri thức về hoạt động tâm lí của cá nhân; Sự phát triển tâm lí cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi và các nhân tố tác động tới sự phát triển tâm lí cá nhân; Cơ sở tâm lí của hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; Trợ giúp và tham vấn cho học sinh gặp khó khăn; Cơ sở tâm lí của hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên; Tìm được ví dụ minh hoạ cho các tri thức được học.

6.2. Tiếng Việt thực hành (Practice Vietnamese)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp tri thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Việt để nhận biết, phân tích, khắc phục những lỗi sai thường gặp trong quá trình tạo lập, tiếp nhận văn bản; Để sử dụng thành thạo tiếng Việt (chủ yếu là đọc, viết) trong học tập, nghiên cứu, dạy học chuyên ngành và trong giao tiếp xã hội.

6.3. Tin học đại cương (Introduction to Informatics)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những kiến thức chung, cơ bản về Công nghệ thông tin ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành khoa học tự nhiên hay xã hội.

6.4. Nghệ thuật đại cương (General Arts)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp tri thức về Khái niệm, nguồn gốc của nghệ thuật, các loại hình, loại thể, thành tựu cơ bản của nghệ thuật nhân loại và cơ sở thưởng thức nghệ thuật.

6.5. Tiếng Anh 1 (English 1)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết về tiếng Anh, làm nền tảng để tiến tới đạt được trình độ A2 ở mức độ thấp theo khung CEFR; Vận dụng những kiến thức và kĩ năng cơ bản, sử dụng các cấu trúc quen thuộc, thường nhật trong học tập và đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể.

6.6. Tiếng Trung Quốc 1 (Chinese 1)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về hệ thống ngữ âm, nhận diện đúng được
chữ Hán và một số cấu trúc đơn giản; Vận dụng được những cấu trúc cơ bản đã học để thực hành giao tiếp theo những chủ đề được học như giới thiệu bản thân, nghề nghiệp, mua sắm,...

6.7. Tiếng Pháp 1 (French 1)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về cấu trúc cơ bản, vốn từ vựng quen thuộc thường nhật trong tiếng Pháp liên quan đến chủ điểm như: bản thân, gia đình, bạn bè, sở thích,...; Vận dụng những kiến thức cơ bản trong các tình huống giao tiếp quen thuộc ở mức độ đơn giản.

6.8. Tiếng Nga học phần I (Russian 1)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về hệ thống ngữ âm, chữ viết, chính tả và một số cấu trúc đơn giản trong tiếng Nga; Vận dụng được những cấu trúc cơ bản đã được học để thực hành giao tiếp đơn giản hằng ngày với người bản xứ.

6.9. Tiếng Anh 2 (English 2)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 1.

Học phần cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết về tiếng Anh, làm nền tảng để tiến tới đạt được trình độ A2 theo khung CEFR; Vận dụng những kiến thức và
kĩ năng cơ bản, sử dụng các cấu trúc quen thuộc, thường nhật trong học tập và đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể.

6.10. Tiếng Trung Quốc 2 (Chinese 2)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Tiếng Trung Quốc 1.

Học phần cung cấp vốn từ vựng từ 250 đến 500 từ, các mẫu câu, các mẫu cấu trúc sử dụng trong giao tiếp thực tế theo chủ đề bản thân, nghề nghiệp, gia đình, mua sắm, làm khách, kế hoạch hoạt động; Vận dụng những cấu trúc cơ bản đã học để thực hành giao tiếp và triển khai kĩ năng viết khoảng từ 100 chữ đến 150 chữ theo các chủ đề đã học.

6.11. Tiếng Pháp 2 (French 2)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Tiếng Pháp 1.

Học phần cung cấp các kiến thức về câu và cấu trúc phục vụ nhu cầu giao tiếp cơ bản như thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường,...; Vận dụng những
kiến thức cơ bản trong các tình huống giao tiếp quen thuộc và thiết yếu.

6.12. Tiếng Nga 2 (Russian 2)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Tiếng Nga 1.

Học phần cung cấp các kiến thức về câu và cấu trúc phục vụ nhu cầu giao tiếp cơ bản như thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường,...; Vận dụng những
kiến thức cơ bản trong các tình huống giao tiếp quen thuộc và thiết yếu.

6.13. Giáo dục thể chất chung (Physical Education)

Số tín chỉ: 01.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản của môn điền kinh, kĩ thuật cơ bản của thể dục cơ bản, tạo tiền đề cơ bản để chuẩn bị tốt cho các học phần tiếp theo trong chương trình các môn học thể thao tự chọn; cung cấp một số kĩ năng tập luyện kĩ thuật chạy cự li ngắn và thể dục cơ bản, kĩ năng sử dụng môn học để phát triển thể chất trong quá trình học tập và công tác.

6.14. Giáo dục thể chất 1 (Physical Education 1)

Số tín chỉ: 01.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về nguồn gốc, lịch sử phát triển và nguyên lí
kĩ thuật chung của môn thể thao tự chọn; các kĩ năng cơ bản về kĩ thuật cơ bản của môn thể thao tự chọn; Vận dụng những kĩ thuật cơ bản của môn thể thao tự chọn trong học tập và thi đấu thể thao.

6.15. Giáo dục thể chất 2 (Physical Education 2)

Số tín chỉ: 01.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về về chiến thuật của môn thể thao tự chọn;
kĩ chiến kĩ thuật cơ bản của môn thể thao tự chọn; Vận dụng những kĩ chiến thuật cơ bản của môn thể thao tự chọn trong tập luyện và thi đấu.

6.16. Giáo dục thể chất 3 (Physical Education 3)

Số tín chỉ: 01.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về về luật, phương pháp tổ chức thi đấu,
trọng tài của môn thể thao tự chọn; kĩ năng về kĩ thuật nâng của môn thể thao tự chọn; Vận dụng những kĩ thuật nâng cao của môn thể thao tự chọn trong học tập và thi đấu thể thao.

6.17. Thống kê Xã hội học (Social Statistics)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản về cách thức thu thập, trình bày,
xử lí, phân tích số liệu và rút ra một số kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê; Vận dụng những học vấn cơ bản về Thống kê trong học tập và nghiên cứu những lĩnh vực chuyên ngành.

6.18. Cơ sở văn hoá Việt Nam (Fundamentals of Vietnamese Culture)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các tri thức cơ bản về văn hoá và văn hoá học, đặc trưng và chức năng của văn hoá; phân tích các điều kiện hình thành, các thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam; thành tựu cơ bản của văn hoá Việt Nam qua các thời kì lịch sử;
mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển, vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay; Vận dụng để phát hiện, giải quyết những vấn đề khoa học chuyên ngành, những vấn đề của cuộc sống liên quan đến văn hoá và văn hoá
Việt Nam. Hình thành và phát triển các năng lực cơ bản: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực nhận thức về văn hoá – xã hội và năng lực hoạt động xã hội. Tích cực, chủ động tìm hiểu văn hoá dân tộc; nhận thức được ưu điểm và hạn chế của văn hoá Việt Nam để đưa văn hoá thực sự là động lực và nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội.

6.19. Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn (Introduction to social sciences and humanities)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần trang bị những tri thức tổng quát về các ngành khoa học xã hội và
nhân văn: khái niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm, các phạm trù, những vấn đề cơ bản, phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; Vận dụng để phát hiện,
giải quyết những vấn đề khoa học chuyên ngành, những vấn đề của cuộc sống liên quan đến xã hội và con người.

6.20. Nhân học đại cương (Introduction to Anthropology)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần trang bị những hiểu biết cơ bản về ngành Nhân học; phát triển các
tri thức, cách tiếp cận phê phán về cuộc sống của chính văn hoá và xã hội mình và
các xã hội, nền văn hoá khác trên thế giới; áp dụng các tri thức và tiếp cận Nhân học vào nghiên cứu, công việc và cuộc sống.

6.21. Xã hội học đại cương (Introduction of sociology)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những vấn đề cơ bản của xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt; Vận dụng được những tri thức cơ bản của xã hội học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của xã hội trong gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã hội.

6.22. Lịch sử văn minh thế giới (History of World Civilization)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần trang bị những tri thức tổng quát về lịch sử văn minh thế giới: khái niệm “văn hoá” và “văn minh”; cơ sở hình thành, những thành tựu cơ bản của văn minh phương Đông thời cổ trung đại, văn minh phương Tây thời cổ đại, văn minh Tây Âu thời trung đại, văn minh thế giới thời cận đại và hiện đại, những vấn đề đặt ra của lịch sử văn minh thế giới; Vận dụng những tri thức đã học để có ý thức tốt hơn trong việc trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá quốc gia và thế giới;
giải quyết tốt những vấn đề của khoa học chuyên ngành và những vấn đề trong cuộc sống.

6.23. Giáo dục học (Pedagogy)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Tâm lí học giáo dục.

Học phần cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản về Giáo dục học, về chủ nhiệm lớp, về hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông; Vận dụng được những học vấn cơ bản về tổ chức quá trình giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

6.24. Lí luận dạy học (Didactics)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Tâm lí học giáo dục.

Học phần cung cấp kiến thức về cấu trúc, đặc điểm, bản chất, tính quy luật,
động lực và logic của quá trình dạy học; Phân tích và xác định các nhiệm vụ dạy học và mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học; Vận dụng các nguyên tắc dạy học trong dạy học bộ môn; Xây dựng động lực cho quá trình dạy học; Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học; Phân tích đặc điểm, bản chất của các lí thuyết học tập và định hướng vận dụng vào quá trình dạy học; So sánh các cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của người học: dạy học tích hợp, phân hoá, theo chủ đề, trải nghiệm và cách thức vận dụng vào quá trình dạy học.
Trên cơ sở đó, thiết kế được bài học theo tiếp cận năng lực.

6.25. Giao tiếp sư phạm (Communicate Pedagogy)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Giáo dục học.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp sư phạm, vai trò của giao tiếp
sư phạm trong hoạt động sư phạm và trong việc hình thành nhân cách người giáo viên tương lai; Vận dụng những kĩ năng giao tiếp sư phạm trong dạy học, giáo dục và
giải quyết các tình huống sư phạm.

6.26. Giáo dục học mầm non (Early Childhood Pedagogy)   

Số tín chỉ: 04.

Học phần tiên quyết: Tâm lí học trẻ em.

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về lí luận giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non; vận dụng lí luận đã học được vào thực tiễn giáo dục trẻ ở trường mầm non; các kiến thức chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

6.27. Vệ sinh trẻ em (Hygienic for kindergarteners)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh học, về sự phát triển trẻ em và ảnh hưởng của môi trường tới cơ thể trẻ trong quá trình phát triển; các kĩ năng cơ bản về việc lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non, cũng như vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non; các năng cần thiết trong việc nghiên cứu những vấn đề về việc tổ chức hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non.

6.28. Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (Organization of physical activities for kindergarteners)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức, kĩ năng tổng quan về việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non; Xác định cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nói chung và cho trẻ mầm non nói riêng; Vận dụng hiệu quả vào việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non; Một số kĩ năng cần thiết trong việc nghiên cứu những vấn đề về việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non và khả năng tự học suốt đời.

6.29. Đánh giá trong giáo dục (Evaluation in Education)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Giáo dục học, Lí luận dạy học.

Học phần cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản về đánh giá trong giáo dục; Vận dụng những học vấn cơ bản về đánh giá trong giáo dục vào quá trình học tập, nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

6.30. Phát triển chương trình nhà trường (School program development)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Giáo dục học.

Học phần cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản về phát triển chương trình giáo dục; Vận dụng những học vấn cơ bản về phát triển chương trình giáo dục vào quá trình học tập, nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

6.31. Sinh lí học trẻ em (Child Physiology)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về về quy luật phát triển của cơ thể trẻ em; đặc điểm cấu tạo và chức phận, sự phát triển của các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ em gồm: hệ thần kinh, cơ quan phân tích, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá, trao đổi chất và năng lượng, bài tiết và hệ nội tiết; Vận dụng những kiến thức sinh lí cơ thể trẻ em vào việc tìm hiểu tâm sinh lí trẻ em và thực tiễn công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

6.32. Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục trẻ em (Researching Methodology of Childhood Education)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần hướng tới hình thành năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục đáp ứng chuẩn đầu ra chuyên ngành Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt; Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ em; Vận dụng các kiến thức đã học về Khoa học giáo dục trẻ em vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

6.33. Giáo dục hoà nhập (Inclusive Education)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức về khái niệm giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, các lí do và quan điểm tiếp cận trong giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, các yếu tố trong thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật; Hỗ trợ trẻ khuyết tật trong các lớp hoà nhập ở trường mầm non; Hình thành quan điểm, thái độ đúng về việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

6.34. Tâm lí học trẻ em (Child Psychology)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.

6.35. Dinh dưỡng và Bệnh trẻ em (Children Pathology and Nutrition)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể để dinh dưỡng hợp lí cho trẻ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo; một số bệnh thường gặp ở trẻ em do dinh dưỡng không hợp lí gây nên cũng như một số bệnh thường gặp ở trẻ em; Vận dụng những kiến thức đã học đánh giá nhu cầu, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non; biết cách phòng ngừa, xử lí cấp cứu, tai nạn bất ngờ và sử dụng thuốc hợp lí cho trẻ em.

6.36. Múa và phương pháp biên dạy múa cho trẻ mầm non (Dance and dance-teaching method)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lí thuyết và thực hành của
Nghệ thuật múa và kĩ năng biên soạn múa cho trẻ mầm non; Kiến thức về lí thuyết và thực hành múa và biên dạy múa cho trẻ mầm non; Vai trò của Nghệ thuật múa với công tác giáo dục trẻ mầm non; Múa các tổ hợp múa dân gian dân tộc và biên dạy múa cho trẻ mầm non.

6.37. Tiếng Việt và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (Vietnamese and Methods of developing language in Early childhood)

Số tín chỉ: 05.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống ngữ âm tiếng Việt, về từ và ngữ nghĩa của từ, về ngữ pháp tiếng Việt, về văn bản với các đặc trưng của nó;
tính liên kết của văn bản trên cả hai phương diện nội dung và hình thức; khái niệm phong cách tiếng Việt và một số phong cách chức năng cơ bản; nắm được những đặc điểm tu từ tiếng Việt; hệ thống lí luận về phương pháp phát triển ngôn ngữ lứa tuổi mầm non; Thiết kế, thực hiện, điều chỉnh các hoạt động sư phạm phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng tích hợp.

6.38. Văn học và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học (Children’s literature and activities for children to acquire literature)

Số tín chỉ: 05.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về kiến thức về những vấn đề chung của văn học dành cho trẻ em; các thể loại cơ bản của văn học dân gian dành cho trẻ em; sự phát triển của văn học viết dành cho trẻ em ở Việt Nam và nước ngoài; về lí luận phương pháp bộ môn vừa mang tính khoa học nghiệp vụ, vừa mang tính nghệ thuật trên cơ sở tiếp cận tích hợp các khoa học liên ngành; Vận dụng những học vấn cơ bản về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong học phần Văn học trẻ em phục vụ cho hoạt động học các môn phương pháp phát triển ngôn ngữ và phương pháp làm quen tác phẩm văn học sau này. Cụ thể là bước đầu hình thành một số kĩ năng như đọc và kể tác phẩm văn học, tổ chức, hướng dẫn trẻ tiếp thu những giá trị nội dung, nghệ thuật, tác phẩm phù hợp với khả năng lĩnh hội văn học của trẻ, phát huy tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo của trẻ trong hoạt động văn học nghệ thuật.

6.39. Toán và tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Math and organizing activities to form elementary math symbols for preschool children)

Số tín chỉ: 04.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về Toán và lí luận của phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non; Hình thành và phát triển
kĩ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán; Hứng thú với tìm hiểu
kiến thức Toán và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với Toán.

6.40. Môi trường và tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non (Environment and Organizing Environment Exploration Activities for the Preschool Children)

Số tín chỉ: 05.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần hình thành năng lực nghiên cứu, giải quyết vấn đề môi trường; Năng lực tự học, cập nhật kiến thức về lĩnh vực nhận thức; Năng lực lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non theo quan điểm tích cực; Các phẩm chất trách nhiệm và yêu thương (yêu thiên nhiên, yêu nghề, yêu trẻ); ham hiểu biết và sáng tạo.

6.41. Mĩ thuật và Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (Fine Art and Methods of organizing Visual Art activities for preschool children)

Số tín chỉ: 05.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức và kĩ năng cơ sở về Mĩ thuật, về lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, giáo dục trẻ em thông qua nghệ thuật tạo hình: Kiến thức cơ bản về các lĩnh vực của Mĩ thuật, về vai trò của
Mĩ thuật trong đời sống; kĩ năng sử dụng các yếu tố nghệ thuật tạo hình, các nguyên tắc tạo hình trong hoạt động vẽ, xé, cắt dán tranh và nặn để phục vụ giáo dục mầm non; kiến thức về tâm lí hoạt động tạo hình của trẻ em, về phương pháp tổ chức và đánh giá hoạt động tạo hình của trẻ mầm non và giáo dục trẻ em thông qua hoạt động tạo hình; kĩ năng nghiệp vụ xây dựng chương trình, lập kế hoạch và thiết kế đồ chơi – đồ dùng dạy học tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non; hình thành thái độ tích cực, tình yêu với nghệ thuật tạo hình và di sản văn hoá, có hứng thú và tính sáng tạo trong học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nghệ thuật, hoạt động giáo dục nghệ thuật cho trẻ em.

6.42. Âm nhạc và tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non (Music and organising musical activities for preschool children)

Số tín chỉ: 05.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp các kiến thức, kĩ năng về âm nhạc cơ bản: các kí hiệu cơ bản của bài hát; cách ghi chép nhạc, đọc xướng âm, ghép lời bài hát, bắt nhịp, gõ phách để dạy hát cho trẻ; hình thành kĩ năng cảm thụ âm nhạc và truyền thụ lại các kiến thức về âm nhạc cho trẻ; phân biệt một số thể loại âm nhạc, có khả năng ứng dụng các kiến thức trong tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. Cung cấp kiến thức, kĩ năng về cơ sở lí luận và phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non, phân tích những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi mầm non liên quan đến các hoạt động âm nhạc và các hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, các phương pháp, cách thức tiến hành và tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.

6.43. Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Child pathology)

Số tín chỉ: 02.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về tâm bệnh học trẻ em và các rối nhiễu
tâm lí ở trẻ tuổi mầm non; Vận dụng được những kiến thức đó vào việc phát hiện các rối nhiễu tâm lí ở trẻ và tư vấn cho cha mẹ của trẻ.

6.44. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non (Environmental Education for the preschool children)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ mầm non bao gồm: Khái niệm, ý nghĩa, bản chất, cách tiếp cận; mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện; Vận dụng những học vấn
cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường để tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non.

6.45. Giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non (Integrating Method for Pre-school Children)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản kiến thức cơ bản về giáo dục tích hợp và giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non; Hiểu bản chất và đặc thù của giáo dục
tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non; Vận dụng được lí luận giáo dục tích hợp vào thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp cho trẻ ở trường mầm non.

6.46. Giáo dục tâm vận động cho trẻ mầm non (Psychomotor education for preschool children)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về giáo dục tâm vận động cho trẻ tuổi mầm non; Vận dụng các kiến thức vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

6.47. Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non (Food Safety and Hygiene for Early childhood children)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống một số đặc điểm chính về sinh lí trẻ em, vi sinh vật, các nhóm thực phẩm; kĩ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non, xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trẻ em.

6.48. Tổ chức môi trường giáo dục trẻ mầm non (Building up preschool education environment)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp cơ sở khoa học của việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích cực hoá hoạt động của trẻ; quan điểm, các nguyên tắc,
yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục trẻ mầm non; Xây dựng môi trường vật chất và tâm lí phù hợp với trẻ các lứa tuổi ở trường mầm non và đánh giá hiệu quả của nó.

6.49. Quan sát trẻ em trong các hoạt động giáo dục (Observing preschool children in educational activities)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Giáo dục học mầm non.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quan sát và đánh giá trẻ em trong các hoạt động giáo dục; Vận dụng những kiến thức đó vào các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non để hiểu đúng trẻ, làm cơ sở cho việc đưa ra và điều chỉnh các
biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ.

6.50. Quản lí lớp học ở trường mầm non (Classroom management in preschool)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Giáo dục học mầm non.

Học phần cung cấp kiến thức về khái niệm, nguyên tắc, nội dung quản lí nhóm/lớp học ở trường mầm non; Kĩ năng quản lí nền nếp trong lớp, quản lí hành vi của trẻ em; Ứng dụng những kiến thức, kĩ năng quản lí nhóm/lớp học trong việc giải quyết các vấn đề về quản lí lớp học ở trường mầm non.

6.51. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non (Organizing educational activities in the direction of experiential learning for preschool children)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Giáo dục học mầm non, Môi trường và tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, quy trình, môi trường hoạt động, hình thức hoạt động và vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ mầm non; Mô hình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non; Vận dụng những học vấn cơ bản về hoạt động trải nghiệm và mô hình tổ chức hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường mầm non theo hướng trải nghiệm.

6.52. Tổ chức hoạt động Giáo dục STEM trong trường mầm non (Teaching STEM in preschool)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức về Giáo dục STEM nói chung và Giáo dục STEM sử dụng trong giáo dục trẻ ở trường mầm non; kĩ năng thực hành và vận dụng các tri thức chuyên môn, nghiệp vụ để tổ chức các hoạt động tích hợp Giáo dục STEM vào Chương trình giáo dục mầm non.

6.53. Tin học và Ứng dụng tin học trong giáo dục mầm non (Appli IT in Early Childhood Education)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức về khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở trường mầm non; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin như
một phương tiện dạy học trong dạy trẻ ở trường mầm non; Rèn luyện ý thức tự học,
ham học hỏi.

6.54. Giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non (Social Emotional Skills Development for Children in Early Childhood)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non; Nội dung của nhiệm vụ giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non; Tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ ở trường mầm non.

6.55. Thiết kế và chuẩn bị đồ chơi – đồ dùng dạy học (Designing and making Toys – Teaching Aids)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức về cơ sở thực tiễn định hướng cho việc thiết kế
đồ chơi – đồ dùng dạy học phù hợp, khai thác nguồn tư liệu đa dạng từ thực tiễn và nghệ thuật tạo hình truyền thống độc đáo của các địa phương cho việc xây dựng
môi trường giáo dục trẻ em; Vận dụng hiểu biết về đặc điểm nhận thức thẩm mĩ, tình cảm và khả năng vận động của trẻ em cùng mục tiêu giáo dục mầm non vào hoạt động thiết kế, sáng tạo đồ chơi, đồ dùng dạy học phục vụ các lĩnh vực giáo dục ở trường mầm non; Hướng dẫn được trẻ em và các lực lượng giáo dục khác trong việc thiết kế và làm đồ chơi – đồ dùng dạy học, mở rộng môi trường giáo dục.

6.56. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong giáo dục mầm non (Code of ethics in Early childhood education)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp kiến thức tổng quan (bức tranh chung) về đạo đức nhà giáo dục; Các văn bản quy phạm đạo đức nhà giáo dục của Việt Nam và những quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong giáo dục mầm non; Vận dụng xử lí tình huống phù hợp liên quan đến đạo đức nghề nghiệp trong Giáo dục Mầm non.

6.57. Những vấn đề hiện đại trong giáo dục mầm non (Comtemprary Issues in Early Childhood Education)

Số tín chỉ: 03.

Học phần tiên quyết: Không có.

Học phần cung cấp những hiểu biết mới nhất, có hệ thống về tình hình giáo dục mầm non hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam; Những thành tựu nghiên cứu mới về
trẻ em và giáo dục cho trẻ mầm non; Hệ thống hoá những phương pháp giáo dục mới trong giáo dục mầm non.

7. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Giảng viên

– Giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần cần phải nghiên cứu kĩ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và
các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp.

– Giảng viên cần chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho
sinh viên trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp.

– Giảng viên tăng cường sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động thực hành để sinh viên được vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết khoá luận.

7.2. Phương pháp giảng dạy

Giải thích cụ thể (Explicit Teaching): Đây là phương pháp thuộc chiến lược dạy học trực tiếp trong đó giáo viên hướng dẫn và giải thích chi tiết cụ thể các nội dung liên quan đến bài học, giúp cho sinh viên đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức và kĩ năng.

Thuyết giảng (Lecture): Giáo viên trình bày nội dung bài học và giải thích các nội dung trong bài giảng. Giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng. Sinh viên nghe giảng và ghi chú để tiếp nhận các kiến thức mà giáo viên truyền đạt.

Ngoài các phương pháp trên, có thể sử dụng thêm các phương pháp khác phù hợp với mục tiêu, nội dung học phần như: Trực quan, Kể chuyện,...

Câu hỏi gợi mở (Inquiry): Trong tiến trình dạy học, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi mở hay các vấn đề, và hướng dẫn sinh viên từng bước trả lời câu hỏi. Sinh viên có thể tham gia thảo luận theo nhóm để cùng nhau giải quyết bài toán, vấn đề đặt ra.

Giải quyết vấn đề (Problem Solving): Trong tiến trình dạy và học, người học làm việc với vấn đề được đặt ra và chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc giải quyết vấn đề.

Dạy học theo tình huống (Case Study): Đây là phương pháp hướng đến cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học hình thành kĩ năng tư duy phản biện, giao tiếp. Theo phương pháp này, giáo viên liên hệ các tình huống, vấn đề hay thách thức trong thực tế và yêu cầu sinh viên giải quyết, giúp sinh viên hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định cũng như kĩ năng nghiên cứu.

Dạy học qua trải nghiệm: Trải nghiệm là chiến lược dạy học trong đó người học tiếp nhận được kiến thức và kĩ năng thông qua những gì mà họ được trải nghiệm qua thực hành, thực tế quan sát và cảm nhận.

Các phương pháp dạy học theo chiến lược này gồm: thực hành, thực tập, thực tế (Field Trip) và nhóm nghiên cứu giảng dạy (Teaching Research Team).

Thực hành, thực tập, thực tế (Field Trip): Thông qua các hoạt động thực hành, thực tập, thực tế, sinh viên hiểu được môi trường làm việc, công việc thực tế của trường mầm non; học hỏi các công nghệ đang được áp dụng trong giáo dục mầm non; hình thành kĩ năng nghề nghiệp và văn hoá làm việc. Phương pháp này không những giúp sinh viên hình thành kiến thức, kĩ năng mà còn tạo cơ hội nghề nghiệp cho
sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Thảo luận nhóm (Discussion): Là phương pháp dạy học trong đó sinh viên được chia thành các nhóm và tham gia thảo luận về những quan điểm cho một vấn đề nào đó được giảng viên đặt ra. Trong phương pháp thảo luận, người học với cùng
quan điểm mục tiêu chung và tìm cách bổ sung để hoàn thiện quan điểm, giải pháp
của mình.

7.3. Phương pháp học tập

Học nhóm (Pear Learning): Sinh viên được tổ chức thành các nhóm nhỏ để cùng nhau giải quyết các vấn đề được đặt ra và trình bày kết quả của nhóm thông qua báo cáo, thuyết trình, tập giảng trước các nhóm và giảng viên.

Tự học: Theo phương pháp này, sinh viên được giao nhiệm vụ làm việc ở nhà với những nội dung và yêu cầu do giáo viên đặt ra. Thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà này, sinh viên học được cách tự học, cũng như đạt được những nội dung về kiến thức cũng như kĩ năng theo yêu cầu.

7.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Việc đánh giá đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hoá, thường xuyên liên tục và định kì. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá cụ thể được thiết kế và công bố, làm rõ cho
người học trước khi học.

Các thông tin về đánh giá được cung cấp và chia sẻ kịp thời cho các bên liên quan gồm người dạy, người học và nhà quản lí. Từ đó, kịp thời có những điều chỉnh về các hoạt động dạy học, đảm bảo định hướng và đạt được mục tiêu dạy học.

Chương trình đã xây dựng và áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Tuỳ thuộc vào chiến lược, phương pháp dạy học và yêu cầu đáp ứng chuẩn đầu ra của từng môn học để lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá mức độ tiến bộ của người học cũng như mức độ hiệu quả đạt được của tiến trình dạy học.

Các phương pháp đánh giá được chia thành 2 loại chính là đánh giá theo tiến trình (On-going/Formative Assessment) và đánh giá tổng kết/định kì (Summative Assessment).

* Đánh giá tiến trình (On-going/Formative Assessment)

Mục đích của đánh giá tiến trình là nhằm cung cấp kịp thời các thông tin phản hồi của người dạy và người học về những tiến bộ cũng như những điểm cần khắc phục xuất hiện trong quá trình dạy học.

Các phương pháp đánh giá tiến trình gồm: Đánh giá chuyên cần (Attendance Check); Đánh giá bài tập (Work Assigment); Đánh giá thuyết trình (Oral Presentation); Đánh giá thực hành (Project Attendance); Đánh giá làm việc nhóm (Teamwork Assessment); Báo cáo (Written Report); Kiểm tra trắc nghiệm (Multiple choice Exam); Kiểm tra viết (Written Exam).

– Đánh giá chuyên cần (Attendance Check)

Thực hiện theo Quyết định số 9779/QĐ-ĐHSPHN-ĐT ngày 7/12/2017 về Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHSP Hà Nội.

– Đánh giá bài tập (Work Assignment)

Người học được yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến bài học trong giờ học hoặc sau giờ học trên lớp.

– Đánh giá thuyết trình (Oral Presentaion)

Sinh viên được yêu cầu giải quyết một vấn đề, tình huống hay nội dung liên quan đến bài học theo nhóm hoặc cá nhân và trình bày kết quả. Hoạt động này giúp sinh viên đạt được kiến thức, phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

– Đánh giá thực hành (Project Attendance)

Sinh viên được yêu cầu thực hành cá nhân và làm việc nhóm. Hoạt động này không những giúp sinh viên đạt được những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mà còn giúp sinh viên phát triển kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm.

– Đánh giá làm việc nhóm (Teamwork Assessment)

Đánh giá làm việc nhóm được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và được dùng để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên.

– Báo cáo (Written Report)

Sinh viên được đánh giá thông qua sản phẩm báo cáo của sinh viên, bao gồm cả nội dung trình bày trong báo cáo, cách thức trình bày thuyết minh, hình ảnh trong báo cáo.

– Kiểm tra trắc nghiệm (Multiple choice exam)

Phương pháp đánh giá này tương tự như phương pháp kiểm tra viết, sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan dựa trên đáp án được thiết kế sẵn.
Điểm khác là trong phương pháp đánh giá này sinh viên trả lời các câu hỏi yêu cầu dựa trên các gợi ý trả lời cũng được thiết kế sẵn.

– Kiểm tra viết (Written Exam)

Theo phương pháp đánh giá này, sinh viên được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, bài tập hay ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan đến yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức của học phần và được đánh giá dựa trên đáp án được thiết kế sẵn. Thang điểm đánh giá được sử dụng trong phương pháp đánh giá này là thang 10. Số lượng câu hỏi trong bài đánh giá được thiết kế tuỳ thuộc vào yêu cầu nội dung kiến thức của học phần.

* Đánh giá tổng kết/định kì (Summative Assessment)

Mục đích của loại đánh giá này là đưa ra những kết luận, phân hạng về mức độ đạt được mục tiêu và chất lượng đầu ra, sự tiến bộ của người học tại thời điểm ấn định trong quá trình dạy học gồm đánh giá cuối chương trình học, đánh giá giữa học kì,
và đánh giá cuối học kì.

Các phương pháp đánh giá tổng kết/định kì gồm: Kiểm tra viết (Written Exam); Kiểm tra trắc nghiệm (Multiple choice Exam); Đánh giá vấn đáp (Oral Exam); Báo cáo (Written Report); Đánh giá thuyết trình (Oral Presentation); Đánh giá làm việc nhóm (Teamwork Assessment) và Thực hành (Practices, assignment).

Kiểm tra viết (Written Exam)

Theo phương pháp đánh giá này, sinh viên được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, bài tập hay ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan đến yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức của học phần và được đánh giá dựa trên đáp án được thiết kế sẵn. Thang điểm đánh giá được sử dụng trong phương pháp đánh giá này là thang 10. Số lượng câu hỏi trong bài đánh giá được thiết kế tuỳ thuộc vào yêu cầu nội dung kiến thức của học phần.

– Kiểm tra trắc nghiệm (Multiple choice exam)

Phương pháp đánh giá này tương tự như phương pháp kiểm tra viết, sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan dựa trên đáp án được thiết kế sn. Điểm khác là trong phương pháp đánh giá này sinh viên trả lời các câu hỏi yêu cầu dựa trên các gợi ý trả lời cũng được thiết kế sẵn.

Đánh giá vấn đáp (Oral Exam)

Trong phương pháp này, sinh viên được được đánh giá thông qua phỏng vấn,
hỏi đáp trực tiếp.

Báo cáo (Written Report)

Sinh viên được đánh giá thông qua sản phẩm báo cáo của sinh viên, bao gồm cả nội dung trình bày trong báo cáo, cách thức trình bày thuyết minh, hình ảnh trong báo cáo.

Đánh giá thuyết trình (Oral Presentaion)

Sinh viên được yêu cầu giải quyết một vấn đề, tình huống hay nội dung liên quan đến bài học theo nhóm hoặc cá nhân và trình bày kết quả. Hoạt động này giúp sinh viên đạt được kiến thức, phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Đánh giá làm việc nhóm (Teamwork Assessment)

Đánh giá làm việc nhóm được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và được dùng để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên.

Đánh giá thực hành (Project Attendance)

Sinh viên được yêu cầu thực hành cá nhân và làm việc nhóm. Hoạt động này không những giúp sinh viên đạt được những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mà còn giúp sinh viên phát triển kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm.

7.5. Học liệu

– Giáo trình, tài liệu tham khảo bắt buộc và tài liệu tham khảo tự chọn.

7.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Nhà trường có đầy đủ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức
năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ cho các cán bộ và sinh viên trong
các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
Cụ thể, Trường có 01 Nhà Hành chính Hiệu bộ, 01 Hội trường 11/10; 27 khu giảng đường phục vụ cho các khoa đào tạo, các Viện và trung tâm nghiên cứu; các Trường trực thuộc, Trung tâm Thông tin – Thư viện
khang trang, độc lập, với diện tích 5 881 m2, đáp ứng 1 400 chỗ ngồi và được bố trí hợp lí các phòng làm việc, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người học.

Nhà trường có các khu giảng đường rộng với hơn 200 phòng học và diện tích xây dựng hơn 36 000 m2, có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, có thể đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 11 722 sinh viên và học viên. Nhà trường có hệ thống 100 phòng thực hành, thí nghiệm phù hợp với các chương trình đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành,
thí nghiệm của người học. Hằng năm, Nhà trường đều dành nguồn kinh phí để đầu tư mua mới và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hệ thống phòng làm việc, phòng học và phòng chức năng của Khoa Giáo dục Mầm non được bố trí tập trung chủ yếu tại nhà V, chủ yếu phục vụ cho các môn học chuyên ngành. Bên cạnh đó là một số các phòng thuộc các toà nhà D3, nhà K và các giảng đường khác phục vụ cho các môn học khác như múa, tin học và các môn chung. Khoa có 02 phòng làm việc cho lãnh đạo Khoa, 01 phòng làm việc cho chuyên viên văn phòng Khoa, 01 phòng họp chung, 02 phòng cho các Tổ Bộ môn, 01 phòng nghiệp vụ sư phạm, 01 phòng học riêng của Khoa và các phòng học chung với một số khoa khác. Các phòng làm việc của Khoa được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, máy in,
máy photo, tủ đựng tài liệu, bàn ghế, điều hoà, quạt trần,... Phòng họp chung có
sức chứa rộng, được tích hợp với phòng tư liệu khoa.

Các phòng làm việc, phòng học và phòng chức năng của khoa được trang bị
đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió và an toàn. Mỗi tầng đều có hệ thống chữa cháy, có thang thoát hiểm.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Giáo dục Mầm non đã hợp tác cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội và Phòng Giáo dục các quận thiết lập một hệ thống các trường mầm non chất lượng tốt và đón trẻ ở cả hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo để sinh viên kiến tập bộ môn và thực hiện Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Thực tập sư phạm.

 

                                                                                                       TRƯỞNG KHOA

 

                                                                                       

                                                                                                   PGS. TS. BÙI THỊ LÂM

 

 

 

 

[1]TC của VN yêu cầu: tên CSGD; tên gọi của văn bằng; tên CTĐT; thời gian đào tạo; mục tiêu, CĐR của CTĐT; tiêu chí tuyển sinh; cấu trúc CTDH; ma trận kỹ năng (thể hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt CĐR); đề cương các môn học/học phần; thời điểm thiết kế hoặc điều chỉnh bản mô tả CTĐT.

Người đăng:Tuan Nguyen Manh
24-05-2021
Tokyo Olympics live stream