QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CHỦ YẾU

Hơn năm phát triển và trưởng thành, Khoa GDMN có thể chia thành những chặng như sau:
- Chặng 1: Từ 1985 – 1991: Hình thành, ổn định và phát triển
- Chặng 2: Từ 1991 – 2000: Phát triển đội ngũ
- Chặng 3: Từ 2000- nay: Đội ngũ trưởng thành, nội lực phát huy và chuyển giao thế hệ


1. HÌNH THÀNH, ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRI ỂN TỪ 1985 – 1991
Sau nhiều năm chuẩn bị, tham quan, học tập các nước bạn như Liên Xô , Đức, Hunggari, Bungari… Tháng 12/1985, khoa Mẫu giáo được thành lập trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, do PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết làm trưởng khoa.
a) Mục tiêu đào tạo của Khoa Mẫu giáo giai đoạn 1985-1991:
- Đào tạo giảng viên cho các trường sư phạm mẫu giáo
- Đào tạo cán bộ chỉ đạo chuyên môn cho các cơ quan chỉ đạo mẫu giáo ở các cấp.
- Đào tạo giáo viên mẫu giáo (GVMG) có trình độ đại học làm nòng cốt chuyên môn ở những trường mẫu giáo, mầm non.
Trong 3 mục tiêu trên, mục tiêu đào tạo Giảng viên cho các trường THSPMG là chủ yếu, coi việc đào tạo GVMG là trung tâm. Thởi gian đào tạo là 3 năm – Hệ đào tạo chuyên tu, đối tượng tuyển sinh là các cô giáo mẫu giáo, cán bộ quản lý, cán bộ cốt cán của ngành mẫu giáo có trình độ THSPMG với thâm niên công tác ít nhất là 3 năm, được cơ quan cử đi học và vượt qua kì thi quốc gia do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức thi tuyển.
Qua 6 khoá đào tạo với 207 học viên tốt nghiệp đã góp phần khẳng định sự tồn tại và phát triển của Khoa Mẫu giáo lần đầu tiên đào tạo giáo viên THSPMG và GVMG có trình độ đại học nước ta.
b) Về nghiên cứu khoa học:
- Xây dựng chương trình đào tạo của khoa Mẫu giáo với tư tưởng chỉ đạo là Chương trình phải mang tính tích hợp cao kết hợp với thực hiện các bộ môn chung mang tính tích hợp như các khoa trong trường ĐHSP. Tháng 9/1985, đề tài khoa học này được nghiệm thu đạt mức xuất sắc.
- Cán bộ giảng dạy cùng với Viện Nghiên cứu Trẻ em trước tuổi học nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục Mầm non.
- Cán bộ giảng dạy hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, làm khoá luận tốt nghiệp.
c) Tự bồi dưỡng: Nhờ có sự hợp tác với các nhà khoa học, các nhà giáo có uy tín trong và ngoài trường cùng tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ.


2. GIAI ĐOẠN 1992-2000: PHÁT TRI ỂN ĐỘI NGŨ
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới nội dung chương trình và các hình thức phương thức giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, năm 1992 Khoa Mẫu giáo đổi tên thành Khoa Giáo dục Mầm non – tương ứng với bậc học đầu tiên của nền giáo dục quốc dân.
a) Mục tiêu đào tạo của Khoa Giáo dục Mầm non
- Đào tạo sinh viên chính quy:
+ Đào tạo giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo có trình độ đại học. Hệ đào tạo: đào tạo chính quy 4 năm. Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT (lớp 12) dự tuyển kì thi Đại học Quốc gia hàng năm để đào tạo trở thành Cử nhân Khoa học Giáo dục mầm non – Giáo viên mầm non có trình độ đại học sư phạm. Từ năm 1992 đến nay Khoa đã và đang đào tạo 25 khoá với khoảng 700 sinh viên chính quy.
- Đào tạo học viên chuyên tu, tại chức, từ xa
Hệ đào tạo Tại chức và Chuyên tu không tập trung được thực hiện từ 1993-1994 với nhiều tỉnh thành: Hà Nội, Hải phòng, Thái Bình đến Kon Tum, Quảng Nam, Điện Biên…
Từ năm 2000, do nhu cầu phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng GVMN, Khoa GDMN đào tạo một loại hình mới: Đào tạo từ xa. Đến năm 2010, riêng hệ đào tạo này đã và đang đào tạo hàng vạn sinh viên cao học cho các tỉnh và các thành phố trong cả nước.
- Đào tạo cao học: Quá trình đào tạo sau đại học GDMN từ 1995 – 2010 được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1995-2000: Chương trình được xây dựng và thực hiện bởi các nhà khoa học, giáo sư và phó giáo sư đầu ngành trong và ngoài trường ĐHSP Hà Nội.
+ Giai đoạn 2: Từ 2001 đến nay: Chương trình được chỉnh sửa, xây dựng mới và thực hiện do các cán bộ giảng dạy trong khoa có học hàm, học vị đủ chuẩn giảng dạy.
Từ 1995 đến 2011, Khoa đã đào tạo được 15 khoá và đang đào tạo 2 khoá. Tổng số là 17 khoá với hơn 200 học viên ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.
b) Nghiên cứu khoa học:
Khoa đã tiến hành nghiên cứu và nghiệm thu hàng chục các đề tài cấp bộ và hàng trăm đề tài cấp trường. Cán bộ giảng viên luôn tâm huyết và dồi dào tiềm lực nghiên cứu khoa học khát khao tìm tòi và ứng dụng cái mới.
c) Các giáo trình và các công trình khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành Giáo dục, Tâm lí…
Hiện nay, tất cả các môn học chuyên ngành trong khoa đã có giáo trình, ví dụ như:
- Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non.
- Giáo dục học lứa tuổi mầm non.
- Sinh lí trẻ em.
- Dinh dưỡng trẻ em.
- Văn học trẻ em
- Tâm lý trẻ em
- Giáo dục học mầm non
- Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành
- Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
- Phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non…
- Phương pháp cho trẻ làm quen với văn học
- Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non
- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non,...
g) Những thành tích khen thưởng của đơn vị đã được ghi nhận
Do có nhiều thành tích to lớn đã đạt được trong hơn 35 năm qua, khoa đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua, bằng khen của các cấp chính quyền, đoàn thể. Khoa được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 2000 và hai lần nhận bằng khen của Bộ trưởng bộ Giáo dục - Đào tạo; nhiều cán bộ của khoa cũng đã được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, kỉ niệm chương Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhiều giấy khen khác của Ban giám hiệu, Đảng uỷ, Công đoàn trường ĐHSP Hà Nội.

3. GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH PHÁT TRI ỂN VÀ CHUYỂN GIAO THẾ HỆ TỪ 2000 ĐẾN NAY
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa GDMN Trường Đại học sư phạm Hà Nội bước tiếp chặng đường mới với những đặc điểm mới, thành tựu mới, định hướng mới.
1. Những đặc điểm mới
Từ năm 2005, Khoa GDMN bước vào giai đoạn chuyển giao thế hệ đầu tiên trong lịch sử của khoa:
Khoa chủ trương chuẩn bị đội ngũ kế cận để tiếp bước các thế hệ lão thành đi trước, nhiều cán bộ giảng dạy trẻ được giữ lại tạo nguồn hoặc những cán bộ trẻ từ các khoa Ngữ Văn, Toán trong trường ĐHSP được chuyển về làm trợ giảng tại khoa, một số khác là từ những trường ĐH Âm Nhạc, Mỹ Thuật . Đây là những bước bổ sung chuẩn bị kịp thời để Khoa GDMN luôn tràn đầy sức mạnh trước những vận hội mới và nhiệm vụ mới. Hiện nay Khoa GDMN đang có xấp xỉ một nửa cán bộ trẻ trên dưới 30 tuổi. Sự trẻ hóa đội ngũ này đã đem đến cho khoa những thuận lợi mới và cả những khó khăn mới. Đội ngũ trẻ với sự năng động và nhiệt huyết thật dồi dào nhưng tầm cao tri thức và bề dày kinh nghiệm cần phải có thời gian bồi đắp.
Cũng từ sau năm 2000, khoa GDMN cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ngành giáo dục trong cả nước có những đổi mới to lớn về nội dung chương trình và phương pháp dạy - học. Nhu cầu cập nhật hóa, hiện đại hóa kiến thức về nội dung, nhu cầu vận dụng những tiến bộ khoa học, nhất là khoa học công nghệ thông tin vào giảng dạy trở thành nhu cầu bức thiết đối với từng người. Điều này đã đặt khoa GDMN trước những thời cơ mới và cả những thách thức mới.
Xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới trở thành một xu hướng lớn có tác động mạnh mẽ tới khoa, làm nên một đặc điểm của khoa trong những năm đầu thế kỉ mới.
2. Những thành tựu mới
- Khoa tiếp tục khẳng định vị thế đầu ngành trong GDMN.
- Khoa đặc biệt làm tốt công tác đào tạo lại và chuẩn hóa đội ngũ GVMN toàn quốc thông qua hệ ngoài chính quy nhằm khắc phục những hạn chế do lịch sử để lại.
- Khoa GDMN đã và đang làm tốt cuộc chuyển giao thế hệ. Các GS, PGS tuy đã nghỉ hưu về chế độ, chính sách nhưng không ngơi nghỉ công việc giảng dạy, công tác đào tạo của khoa. Nhiều thầy cô vẫn tham gia tích cực công việc giảng dạy, đào tạo đồng thời vẫn tâm huyết và nhiệt tình trong việc bồi dưỡng cán bộ trẻ. Hiện nay Khoa có 8 PGS, ….TS. Các cán bộ trẻ đang nỗ lực không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.
- Từ 2005, khoa Giáo dục Mầm non đã hợp tác nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học Nhật Bản thụng qua việc thực hiện một dự ỏn quốc tế về vấn đề đọc viết của trẻ em mẫu giáo ở 5 quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Mông Cổ. Đồng thời Khoa đó phối hợp thực hiện 2 Hội thảo quốc tế tại Hà Nội với Nhật Bản: Hội thảo “Giáo dục mầm non Việt Nam và Nhật Bản” (2008) và “Đào tạo giáo viên Mầm non trong thời kỳ hội nhập” (2010). Mặt khác, nhận lời mời từ phía trường Đại học Ochanomizu , Tokyo, Nhật Bản, Khoa cũng đã tổ chức nhiều đoàn sang Nhật tham gia học tập, hội thảo khoa học trờn tinh thần giao lưu văn hoḠvề trẻ em; về đào tạo giáo viên mầm non. Khoa cũng tổ chức thành công 2 đợt tập huấn có chuyên gia nước ngoài và đó cử 03 cỏn bộ của Khoa đi học tập nghiên cứu tại các nước phát triển.
Bên cạnh đó, Khoa đã đăng kí văn bản ghi nhớ hợp tác với Hàn Quốc, tạo điều kiẹn thuận lợi cho cán bộ giảng dạy trong khoa đi học tập, tham quan ở Pháp, Úc , Hàn Quốc.
- Về công tác đào tạo, khoa đã hoàn thành nhiệm vụ các năm học với khối lượng lớn. Kết quả học tập của sinh viên hàng năm hệ chính quy đạt chất lượng tốt và đã trở thành những đội ngũ cốt cán của các trường mầm non công lập, quốc tế, tư thục sau khi tốt nghiệp. Khoa cũng mở rộng các hệ đào tạo ngoài trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập giáo dục thường xuyên của các GV mầm non.
Hệ thống giáo trình mới ở tất cả các hệ về cơ bản đã hoàn thành trên cơ sở cập nhật những thông tin khoa học mới nhất về chuyên ngành trong, ngoài nước.
Chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nhận thức rõ việc giáo dục đại học không thể tách rời với nghiên cứu khoa học, khoa GDMN đã liên tục động viên, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu, công bố kết quả nghiên cứu khoa học, phục vụ việc giảng dạy tại tất cả các hệ đào tạo. Hiện nay, số sách chuyên luận của các cán bộ trong khoa đã lên tới hàng trăm. Có thể nhắc đến một số chuyên luận nổi tiếng như: ….
- Về xây dựng cơ sở vật chất, thư viện khoa ngày càng được củng cố và mở rông với số lượng sách phục vụ chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu học tập và NCKH của sinh viên, cao học.
- Về những hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Chi bộ Khoa là trung tâm đoàn kết, giáo dục và định hướng tư tưởng cho SVvà cán bộ toàn khoa, thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ và Trường giao cho. Đảng bộ luôn chú ý tới công việc phát triển Đảng trong cán bộ và sinh viên.
Chi đoàn cán bộ có vai trò, vị trí quan trọng trong khoa. Trong 5 năm gần đây, nhiều cán bộ trẻ được tuyển dụng, tạo nên một sinh khí mới cho các hoạt động của khoa. Đoàn viên chi đoàn tham gia các công tác phong trào: Thi sinh viên thanh lịch, thi Nghiệp vụ sư phạm, các cuộc thi nhân dịp 26-3, 8-3, 20-11…
Công đoàn của Khoa cũng là một lực lượng nòng cốt để làm nhiệm vụ gắn kết mọi thành viên trong Khoa trở thành một khối đoàn kết thống nhất. Không chỉ luôn hăng hái tham gia những hoạt động phong trào của Khoa, của Trường mà luốn quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng của toàn thể anh chị em trong Khoa, quan tâm tới việc chia ngọt sẻ bùi, tới việc hiếu, việc hỉ của mọi người trong Khoa. Có thể nói Công đoàn Khoa chính là tổ chức luôn truyền giữ ngọn lửa ấm nóng tình thân ái trong tập thể Khoa Giáo dục Mầm non.

Tokyo Olympics live stream